Chương 1: Số nhọ

Kiều Kiều đang thức đêm để hoàn thành bản thuyết trình của mình sẽ trình bày trong buổi liên hoan của công ty thì bất chợt một luồng ánh sáng từ màn hình máy tính bỗng lóe lên rồi hút theo cô vào một không gian khác. Khi cô còn chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra thì đã nghe thấy tiếng của một người đàn ông xa lạ: "Không còn cách nào nữa, người nhà hãy mang bé về với gia đình. Thời gian không còn nhiều, hãy cố gắng bên bé nhiều hơn." Nói rồi cô nghe thấy tiếng bước chân, đi được khoảng bốn năm bước gì đó cô lại nghe tiếng người đó nói tiếp: "Xin bớt đau thương."

Trong đầu cô giờ chỉ toàn dấu ba chấm. Cô không hiểu gì hết, vừa nãy chẳng phải cô còn ở công ty tăng ca sao, sao giờ cô lại nằm đây, còn bị người ta nói là sắp chết. Ai nói cho cô biết chuyện gì xảy ra được không. Không lẽ.... Không lẽ cô xuyên không, cô vẫn nghĩ mấy chuyện xuyên không này chỉ có trong mấy cuốn truyện ngôn tình mà cô hay đọc thôi chứ ai ngờ lại có thể xảy ra với cô. Xuyên thì xuyên thôi ai ngờ vừa xuyên tới đã bị người khác phán là sắp chết, Kiều Kiều thầm oán một câu: "Đúng là số nhọ mà."

Nghĩ tới đây cô lại cảm thấy không đúng: "Mình đã 25 tuổi rồi sao người đó lại gọi mình là bé... Không lẽ nào?"

"Vãn Vãn, con không được có chuyện gì, giờ ba sẽ đưa con về, ba nhất định tìm người chữa cho con, tin ba...ba nhất định." Suy nghĩ trong đầu Kiều Kiều còn chưa có đáp án thì lại nghe thấy giọng của người con trai khác, lần này là một chàng trai tầm hai bảy, hai tám tuổi, giọng người con trai này đã khàn đi, giống như khoảng thời gian này anh ta đã khóc quá nhiều dẫn đến khan tiếng.

Cô muốn lên tiếng nói cho họ biết là mình chưa chết. Mình rất khỏe nhưng có vẻ cơ thể này không nghe cô, cô mất khá nhiều sức lực nhưng vẫn không phát ra được âm thanh gì, hết cách cô đành cử động ngón tay, người đàn ông dường như nhận ra điều gì đó, lập tức ngừng khóc nhìn cô. Cô khẽ mở mắt ra với tốc độ chậm như con rùa. Đập vào mắt cô là một chàng trai trẻ với khuôn mặt hết sức xa lạ, cô ngắm anh ta một hồi lâu rồi trong đầu bỗng ầm một tiếng: "Ah... Đẹp trai quá."

Máu mê trai của cô còn chưa kịp phát tác thì đã nghe một tiếng: "Vãn Vãn, con tỉnh?"

Cô sốc. Cái quái gì vậy sao anh trai xinh đẹp này lại là ba mình? Rồi cô chợt nhận ra mình đã xuyên vào một cơ thể bé gái chạc tầm bảy tuổi. Nghĩ tới đây thì một chút suy nghĩ của bản thể cũng đã dần hiện lên trong trí nhớ của cô.

Cô bé này là Lục Vãn Vãn bảy tuổi mọi người hay gọi cô là tiểu Vãn, cô là con đầu trong một hộ gia đình nông dân thuộc thôn nghèo ở tỉnh Hà Bắc. Dưới cô còn một em trai lăm tuổi tên Lục Tử Bình ở nhà còn gọi là tiểu Bình, mẹ cô năm nay hai sáu tuổi tên Lưu Tiểu Yến, còn người đàn ông trước mặt cô chính là Lục Vượng ba mươi tuổi. Còn về lý do tại sao cô lại nằm đây và bị bệnh viện trả về thì có lẽ là lên hỏi tới bà mẹ của cô.

Ngừng suy nghĩ cô nhìn về phía người ba hết sức đẹp trai này, đưa ánh mắt như muốn hỏi sau này ba sẽ đưa mình đi đâu làm gì?

Dường như hiểu được suy nghĩ của cô, ba cô liền lên tiếng nói như an ủi lại giống như tự nói với chính mình: "Vãn Vãn, ba đưa con đi tìm thầy lang! Nhất định con sẽ khỏi, tin ba đi, ba sẽ chữa khỏi." Nói rồi ông thu dọn đồ đạc của hai cha con rồi ôm cô đặt nằm lên xe cứu thương, một đường liền trở về căn nhà của mình ở đầu thôn.

Trên đường đi xóc nảy không ngừng làm cơ thể bé nhỏ của cô đã đau lại càng khó chịu, mày cô khẽ nhíu lại hai tay dùng sức nắm ga dường. Ba cô nhìn thấy cảnh này không khỏi đau lòng, vành mắt vốn đã đỏ ngầu vì khóc này lại nhòe đi khi thấy con mình chịu khổ. Xe chạy tới ngã ba đầu thôn thì dừng lại, ba cô đành xuống xe ôm cô vào nhà, thấy hoàn cảnh đáng thương nên bác tài xế cũng phụ đem hành lý vào nhà cho ba cô.

Nơi cô ở là một thôn nhỏ của trấn Lang Nha tên là Bình Lư thôn.

Thôn này khá nhỏ và nghèo, thôn nằm bên con đường liên huyện, một bên là đường lộ một bên là cái đầm nước sâu ngập đầu người. Phía trước không xa thì là cái nghĩa địa của thôn.

Kể cũng lạ kiếp trước của cô thì người ta thường chọn khu vắng vẻ ít dân cư để làm nơi mai táng. Còn ở đây lại chọn ngay bên cạnh con đường đi lại giữa thôn và trấn Lang Nha. Khiến nhiều cô gái hoặc nông phụ đi làm về tối qua đây đều hết sức mà chạy qua cho nhanh. Không ai lại muốn đi qua một cái nghĩa địa vào lúc trời tối cả.

Vừa vào nhà đập vào mắt cô là một không gian bừa bộn của ngôi nhà giống như một thời gian dài không có ai dọn dẹp.

Đảo mắt nhìn quanh cô thấy được mớ hỗn độn quần quần áo áo trên chiếc giường nhỏ tầm một mét rưỡi của của cả nhà cô, một cái chăn giống như lâu ngày không giặt đang rơi trên nửa chiếc giường. Trên giường nằm một người phụ nữ chạc hai sáu, hai bảy tuổi đang ôm một nhóc con ngủ say. Bên người họ toàn là áo quần ngổn ngang.

Nàng quay sang một bên khác thì thấy một mô chén bát xoong nồi vẫn chưa rửa, mùi thiu thối bốc lên, Vãn Vãn cô thầm nghĩ trong lòng: "Không ổn rồi, sao lại số nhọ tới mức này chứ, sắp chết thì cũng thôi đi, tại sao lại còn cho cô một gia đình tồi tệ như này chứ."" Nghĩ tới đây cô lại thấy có gì đó không đúng lắm nếu cần nhà bừa bộn như vậy thì tại sao ba của cô, ông ta lại có thể gọn gàng sạch sẽ như vậy, giống như căn nhà này chả liên quan gì tới ông ta vậy?

Cô không hiểu nổi sao ông ấy có thể sinh hoạt một cách bình thường trong căn nhà này mà lại là một trạng thái đối lập. Căn nhà bừa bộn bao nhiêu thì ông ấy gọn gàng bấy nhiêu? Nếu nói là ông không gọn gàng thì không đúng, vì thực tế trên người của ông ấy cô không thấy hiện lên chút gọi là bẩn nào. Nhưng nếu nói ông ấy không bừa bộn thì cô lại thấy sai vì nếu không bừa bộn sao lại sống được trong căn nhà này, nghĩ tới đây cô không khỏi nhăn mày. Một chút ký ức hỗn độn lại hiện về, cô thấy đựơc một người phụ nữ với mái tóc rối bù giống như lâu ngày không tắm gội đang không ngừng chửi bới cả thán vì tháng này chồng bà ta không đem đủ tiền về cho bà ta.

"Anh nghĩ anh kiếm được nhiều lắm hả, tôi nhổ vào, anh thử vắt tay lên trán mà nghĩ xem anh đem về được bao nhiêu, cái nhà này bao nhiêu thứ phải lo, không phải là tôi chỉ muốn chút đồ thôi sao? Sao anh bủn sỉn vậy..."

Toàn là lời nói không được tốt từ miệng bà ta nhả ra. Bà ta nói chưa chán còn đem đồ ném vào người đàn ông đó, mà ông thì chỉ biết đứng đó hứng chịu cơn tức giận vô cớ của bà ta.

Và tất nhiên hình ảnh hai con người quen thuộc đó không ai khác chính là mẹ cô và người ba của cô.

"tiểu Vãn về, tiểu Vãn về rồi nội ơi!" Cô còn đang chìm trong những đoạn ký ức ngắt quãng, mờ nhạt kia thì lại nghe thấy một tiếng la hét với bộ dáng hết sức mừng rỡ giống như đã lâu lắm rồi không gặp lại.

Quay đầu lại nhìn thì cô thấy một đứa bé khoảng tám, chín tuổi đang dắt tay một bà cụ dáng người thấp bé, mái tóc bạc trắng thưa thớt theo dấu vết của năm tháng theo sau bà là vài người, có cả nam và nữ đang hướng sân nhà cô tiến vào. Ba cô thấy vậy liền đem một chiếc ghế dài trong nhà ra lau vội rồi đặt cô nằm tạm ở đó, lại hướng ra cửa mời họ vào trong nhà, cô thì chỉ chăm chú nhìn vào bé gái kia, cảm giác rất gần gũi, nghĩ mãi thì cô nhớ ra đó là con gái của nhà bác ba của cô tên là Lục Tiếu Tiếu năm nay tám tuổi, ở nhà ngoài tiểu Bình thì cô thân với bé gái này nhất.

Rồi cô nhìn sang bà cụ bên cạnh Tiếu Tiếu, năm nay bà khoảng bảy mươi tuổi, bà có dáng người giống như những nông dân ở thôn này điển hình như bàn chân, bàn tay rất to và thô giáp vì phải làm việc ngoài đồng ruộng với thời gian dài, làn da ngăm vì phơi nắng cộng với vẻ mặt rất khắc khổ thì cũng dễ để hiểu cuộc đời bà đã vất vả bảo nhiêu. Mải suy nghĩ thì mọi người đã vào trong nhà, người ngồi người đứng chen trúc nhau trong căn nhà nhỏ chật, không biết ai trong số họ cất tiếng nói: "Không phải nói là sắp chết à? Bệnh viện trả về thì có gì mà mừng rỡ như trúng số vậy!"

Nghe tới đây sắc mặt của cô chợt tối sầm lại. Quay sang nhìn nơi phát ra âm thanh thì chính là Lục Đình Đình, người chị họ con nhà bác cả của cô, năm nay mười tuổi, dáng người không cao lắm so với độ tuổi của ả, ả có một khuôn mặt hình trứng vịt, thành thật mà nói thì nhan sắc thuộc hạng trung bình lại cộng thêm mái tóc xù mì nữa nếu ở kiếp trước của cô có thể gọi là xấu, nhưng ở nơi đây lại được cho là đẹp vì người nông dân nơi đây có khái niệm về đẹp khá đơn giản, chỉ cần là khỏe mạnh và cao thôi đã là đẹp rồi vì nhà nông phải làm nặng nhọc, ở đây họ gọi đó là vẻ đẹp lao động.