Chương 34: Đưa Nước

""Tam ca, ngài giúp ta đi... Từ tối qua nhà ta đã không có nước, sáng sớm không có nước nấu cơm, cũng không có nước uống, ngài nhìn đi, Bảo Miêu nhà ta trắng bệch cả mặt, môi cũng chảy máu còn không có nước uống, ta lo nó... Ta lo cho nó quá! Hu hu...""

Hồ bà tử khóc rất đau lòng.

Mạnh lý chính làm bộ đáng thương trốn sau lưng Mạnh lão gia tử, ông ấy không dám trêu chọc bà ta để tránh việc bà ta cào mặt, lại còn không có chỗ để kêu oan, mặt cũng bị bà ta cào uổng công.

Mạnh lão gia tử thở dài, xương cốt bị gãy vẫn liền gân, lúc tứ đệ còn sống, tuy hai người là đường huynh đệ nhưng quan hệ lại thân thiết như huynh đệ ruột thịt.

Khi còn bé tứ đệ đã vụиɠ ŧяộʍ lấy bánh bao không nhân trong nhà cho Mạnh lão gia tử ăn, cũng đã trộm trái cây trong nhà cho ông cụ.

Trước khi đi tứ đệ không bỏ được người trước mắt, ông ấy không ngừng căn dặn Mạnh lão gia tử chăm sóc cho Hồ bà tử, đừng để bà ta và hài tử bị người trong thôn bắt nạt.

Ông cụ lấy ống nước trên người ra: ""Lấy ra!""

""Vâng."" Hồ bà tử lập tức nín khóc, bà ta lồm cồm bò dậy lấy túi nước của nhà mình ra đưa cho lão gia tử.

Lão gia tử đổ hết nước trong ống trúc vào túi nước rồi đưa cho bà ta: ""Uống tiết kiệm với bọn nhỏ, nhà ta cũng không còn, hũ cũng thấy đáy rồi.""

""Tạ ơn tam ca!"" Nghe nói Mạnh gia cũng không còn nước, lúc này trên mặt Hồ bà tử mới hiện lên sự ngại ngùng.

Mạnh lão gia tử xua tay rời đi, nói với Mạnh lý chính đang co quắp sau lưng mình: ""Nói mọi người tiếp tục đi, sao có thể nghỉ dưới ánh mặt trời như thế này được.""



Thấy gương mặt gia gia đã hơn sáu mươi tuổi của mình ngập tràn sự bất đắc dĩ, Mạnh Thanh La thương ông cụ vô cùng. Tất cả đều do nạn hạn hán dẫn đến nguồn nước cạn kiệt, thế nhưng nàng thật sự không biết nên lấy cớ gì để lấy một lượng nước lớn ra khỏi không gian cả.

Giúp đỡ người khác là điều quan trọng đấy, nhưng tính mạng của bản thân cũng quan trọng không kém.

Chẳng dễ gì mới được trao cơ hội sống lại một lần nữa, phải biết trân trọng mạng sống của mình, đúng không?

"Gia gia, cháu cho gia gia này!"

Mạnh Thanh La lấy cái ống trúc trống không của gia gia ra khỏi gùi của ông cụ, sau đó rót hết toàn bộ số nước trong ống trúc của mình cho ông cụ.

"Gia gia không cần đâu, chỗ nãi nãi cháu còn một ít, gia gia và nãi nãi uống tiết kiệm là được, già rồi nên không khát nước nhiều." Lão gia tử mỉm cười, lắc đầu, dịu dàng xoa đầu Mạnh Thanh La.

Đại tôn nữ của ông cụ không có chỗ nào là không giống người nhà ông cụ cả, hiểu chuyện đến mức khiến người ta xót xa khôn kể, ngoan ngoãn hơn cả mấy đứa nhỏ và đám tôn tử trong gia đình, đồng thời nàng cũng là người gần gũi với ông cụ nhất, gần gũi hơn cả lão bà tử.

"Gia gia, gia gia phải uống chứ. Gia gia là chỗ dựa tinh thần của cả nhà mà, gia gia khỏe mạnh thì tất cả bọn cháu mới khỏe mạnh được. Cháu đổ một ít nước cho gia gia, ống của cháu còn nước." Mạnh Thanh La cố chấp dúi ống trúc vào tay lão gia tử, sau đó quay người đi lên, trở về vị trí của mình.

Mạnh lão bà tử nhìn cảnh tượng diễn ra trước mắt mình mà lòng nhói đau, rồi bà cụ lườm nguýt Hồ bà tử - kẻ đang ngúng nguẩy giẫm, đạp bình bịch ra chiều cáu bẩn ở phía trên đội ngũ, khẽ thở dài thườn thượt. Mặc dù bà cụ không phải người hẹp hòi nhưng suốt cả đời người, lão đầu tử đã chăm lo cho gia đình bên đó rất nhiều vì mối quan hệ thân thiết với huynh đệ mình.

Thời bọn trẻ còn bé, cho dù trong nhà thiếu thốn đến mức sắp không còn hạt gạo nào để nấu cơm thì một khi Hồ bà tử xồng xộc vào làm ầm ĩ, nhà bà cụ phải chia một ít gạo cho nhà bên đó mới êm chuyện.

Chỉ là, Hồ bà tử lại không biết điều, không có lòng biết ơn người khác, bản thân bà ta không những đi gây đủ thứ rắc rối mà còn không lo dạy dỗ nhi tử và tôn tử đàng hoàng, luôn cho rằng nhà bà cụ giúp đỡ nhà họ là lẽ đương nhiên. Cứ tiếp diễn mấy chục năm như thế, tình huynh đệ ít ỏi của lão đầu tử sớm đã bị hao mòn cả rồi.