Chương 10

Khi đi xuống đại sảnh dưới lầu, cô không nhìn thấy Kỳ Hàng ở quầy lễ tân của khách sạn nên đã lấy điện thoại di động gọi cho anh.

Tiếng động đầu tiên mà đầu dây bên kia truyền đến là một loạt âm thanh ồn ào, sau đó nó mới truyền đến giọng nói của Kỳ Hàng: “Trần Chức Hạ?”

“Là em.”

Sau vài giây, âm thanh hỗn loạn mới chậm rãi ngừng lại, giọng của anh cũng dần dần trở nên rõ ràng hơn: “Anh còn có chút việc, nếu không thì em chờ anh một lát?”

Trần Chức Hạ nói: “Anh đang ở đâu? Em qua đó tìm anh.”

Kỳ Hàng: “Anh đang ở ngay cửa hàng hoa quả Tề Phúc trên phố nghệ thuật.”

Ở lối vào của cửa hàng hoa quả Tề Phúc, ông chủ cửa hàng, chú Tề đang đứng ngay cửa vào và nói với người đứng trên thang: “Chậm chút, đúng đúng, chính là chỗ đó, dây thép chống đỡ…”

Lúc Trần Chức Hạ đến nơi, cô nhìn thấy Kỳ Hàng đang đứng trên cái thang, anh mặc một chiếc áo cộc tay màu đen mà anh đã mặc ở quầy bar của khách sạn lần trước, nửa thân dưới của anh thì mặc một chiếc quần jean, bởi vì cánh tay của anh vẫn luôn giơ cao nên cơ bắp trên cánh tay cũng bị kéo căng ra, vạt áo khẽ kéo lên làm lộ ra chiếc thắt lưng màu đen cùng một chút làn da màu mật ong.

Vào mùa hè, nhiệt độ buổi tối vẫn còn khá nóng, trên làn da của Kỳ Hàng đã xuất hiện một tầng mồ hôi mỏng, như ẩn như hiện lờ mờ lấp lánh.

Vừa gợi cảm lại vừa tràn ngập hương vị hoang dã.

Trong một khoảnh khắc, Trần Chức Hạ tự hỏi liệu lúc trước cô thích Kỳ Hàng có phải là vì bị thu hút bởi vẻ đẹp này hay không.

Cô cũng chẳng tiến lên chào hỏi làm quấy rầy họ, chỉ yên lặng đứng ở đó, ngoan ngoãn chờ đợi cho đến tận khi chú Tề nhìn thấy cô.

Chú thấy cô cứ nhìn chằm chằm Kỳ Hàng không rời mắt, chú Tề nhìn cô, rồi lại ngẩng đầu lên nhìn Kỳ Hàng đang đứng ở trên thang, trong lòng chú ấy đã rõ, nói: “Đừng sửa nữa, mau xuống đây đi, có người đến tìm cháu này.”

Vốn cũng sắp sửa xong nên Kỳ Hàng ở trên đó thêm một lúc, sửa sang lại cho xong, rồi anh thu dọn dụng cụ và bước xuống thang.

“Không sao đâu ạ.” Anh đưa dụng cụ cho chú Tề: “Chú nhớ chú ý bảo quản, thường xuyên kiểm tra định kỳ.”

Chú Tề vừa thu dọn đồ đạc vừa thì thầm nói nhỏ với anh: “Theo kinh nghiệm của chú, chú chỉ cần liếc mắt một cái cũng đủ biết là đến tìm cháu rồi, vẫn luôn yên lặng đứng ở đó, chắc chắn là bởi vì đợi lâu quá mà tức giận.”

“Chà, cháu cảm ơn kinh nghiệm của chú.” Kỳ Hàng cười cười, mặc áo khoác và đi về phía Trần Chức Hạ.

“Thành thật xin lỗi.” Kỳ Hàng quay đầu liếc nhìn chú Tề đang thu dọn đồ đạc: “Anh có một công việc tạm thời ở đây.”

Nói xong thì dừng một chút, lại hỏi tiếp: “Em không tức giận chứ?”

Trần Chức Hạ sóng vai cùng anh đi về phía trước: “Không giận, thời gian vẫn còn sớm mà.”

Kỳ Hàng hắng giọng, nhưng không nói gì.

Cô nói trời còn sớm nhưng thật ra trời đã hơi tối rồi.

Trần Chức Hạ định gọi xe nhưng cô lại bị Kỳ Hàng ngăn lại: “Tốn tiền lắm, xe của anh đậu ở ngay đây.”

Anh chỉ tay về một hướng, Trần Chức Hạ nhìn theo, đó là chiếc xe tải bị hỏng lần trước.

Cô cũng không phản đối gì, dù sao điều kiện sống bây giờ của anh đã khác, có thể tiết kiệm được bao nhiêu thì cứ tiết kiệm bấy nhiêu.

Kỳ Hàng lái xe rất ổn định, chẳng bao lâu đã đến nơi.

Nhìn khung cảnh vừa quen thuộc vừa xa lạ này, Trần Chức Hạ đột nhiên cảm thấy có chút cảm giác càng về gần quê hương thì trong lòng lại càng hồi hộp*. Tất cả mọi thứ ở Hoài Viễn đều đã thay đổi, nhưng nơi này lại không hề thay đổi, vẫn như trước, người qua kẻ lại tấp nập, đông đúc, học sinh nườm nượp ra vào chủ yếu đều là học sinh của trường học ở phía đối diện.

*近乡情更怯 có nghĩa là càng về gần quê hương thì trong lòng lại càng hồi hộp. Tất thảy những đổi thay của quê hương thường khiến ta cảm thấy vui mừng nhưng đồng thời cũng cảm thấy lâng lâng khó tả.

Cô chầm chậm bước chân vào cửa hàng Malatang* mà trước kia mình vẫn thường hay lui tới, những bức tường của cửa hàng đã được làm mới, những chiếc bàn nhỏ bằng ván xốp đầy vết dầu cũng được thay thế bằng những chiếc bàn gỗ mới cứng cáp, chắc chắn hơn. Các món ăn treo trên tường cũng tăng lên rất nhiều, nhưng giá vẫn không thay đổi, vẫn y như cũ.

*麻辣烫 (má la tàng) là một loại thức ăn vặt đường phố phổ biến của Trung Quốc, có nguồn gốc ở Tứ Xuyên, là một món súp cay nấu cùng hỗn hợp nhiều đồ ăn, thường được nấu theo yêu cầu và chỉ được chia bởi thực khách tại bàn ăn.

Vừa đến giờ ăn tối, trong quán ăn nhỏ đã có rất nhiều người, hai người đứng đợi một lúc mới kiếm được hai cái ghế trống.

Không gian trong quán rất nhỏ, chỉ kê mấy cái bàn mà đã làm lối đi trong quán nhỏ đi không ít. Trần Chức Hạ đi ở phía trước Kỳ Hàng, một nữ phục vụ đi về phía cô, trên tay cô ấy còn bưng một nồi Malatang lớn đang bốc khói nghi ngút.