Chương 4 : Người Quen

Chiều tan ca, tôi đón taxi đến bệnh viện theo lời hẹn với mẹ để thăm dì Tư. Dì Tư là người khi xưa đã giúp đỡ ba mẹ tôi đến với nhau. Khi nhà tôi khó khăn, dì cũng giúp đỡ nhiều về kinh tế. Ngày tôi còn nhỏ, dì cũng phụ mẹ chăm sóc cho tôi để ba mẹ đi làm. Dì không có gia đình, hiện ở cùng một gia đình người cháu. Dì vì bị tai biến nên bên phải của dì hiện cử động khó khăn nên phải tập vật lý trị liệu hàng ngày.

Tôi đến bệnh viện thì thấy mẹ tôi đã ở đấy rồi, đang trò chuyện tán gẫu với dì Tư. Thấy tôi đến thì dì vui ra mặt:

“Ôi con An hôm nay cũng đến thăm dì cơ đấy. Dì tưởng bận rộn suốt ngày nên không có thời gian chứ.”

“Dạ còn sắp xếp được thời gian dì ạ. Dì đỡ chút nào không ạ.”

“Hàng ngày tập cũng đỡ, hôm nay dì có thể tự dùng xe đẩy đi vệ sinh được rồi.”

“Dạ, con rảnh sẽ đến chơi với dì cho đỡ buồn.”

“Không cần đâu, con bận thì cứ làm việc cho tốt. Tuổi trẻ tụi con phải lấy sự nghiệp ưu tiên.”

“Ôi nói đến cự nghiệp của con này tôi càng thêm bực.” – mẹ tôi bắt đầu mở đài.

Tôi kệ mẹ muốn ta thán gì về tôi, liền đứng dậy lấy quả táo ra gọt cho mọi người. Mà tìm mãi không thấy con dao đâu, dì Tư và mẹ đang mải nói chuyện nên tôi chưa cắt ngang được, thấy tôi lơ ngơ thì chợt có tiếng người nói sau lưng tôi:

“Cháu cứ lấy con dao của bà đây mà gọt.”

Quay lại thì đó là một bà lão mặt có vẻ phúc hậu, dù da dẻ đã nhăn nheo nhưng vẫn tràn đầy khí thế sang trọng, chắc đây là một bà cụ nhà giàu có đây mà. Tôi gật đầu lễ phép:

“Dạ, vậy cháu mượn của bà một chút ạ.”

“Cháu cứ lấy đi, nếu có dơ thì lấy khăn giấy đây lau lại là ổn.”

“Dạ, cháu cảm ơn bà.”

Tôi lấy con dao của bà cụ ấy gọt hai trái táo, bày ra đưa cho mẹ và dì Tư. Tôi cũng lấy mấy miếng để vào dĩa nhỏ đưa qua cho bà cụ:

“Bà dùng với cháu cho vui ạ.”

“Cháu cùng ăn đi, bà chỉ ăn một miếng thôi.”

Bà cụ không khách sáo cầm miếng táo lên nhai nhóm nhém. Không hiểu sao bà lại không có người thân nào chăm nom. Nhìn bà rõ hẳn là người giàu có vì thấy đồ dùng đều là đồ đẹp và sang, chén tách đều là loại sứ mắc tiền. Người giàu thế này sao không nằm ở phòng vip một mình một phòng mà lại nằm chung với dì Tư?

Tôi hỏi thăm bà:

“Bà chữa trị bệnh gì vậy ạ.”

“Bà chạy thận, cứ hàng tháng đến lịch thì vô đây chạy thận, nằm vài ngày.”

“Dạ, cháu nhìn khí sắc của bà thấy hồng hào khoẻ mạnh lắm ạ.”

“Cháu gái ăn nói khéo quá. Trải qua nhiều thăng trầm rồi giờ ta chỉ cần thấy con cháu vui vẻ, mà con cháu của ta thì nó bận nhiều việc lắm nên ta phải ở đây một mình.”

“Chắc là các bác các anh chị đều thành đạt nên nhiều việc hả bà.”

“Ừm, tụi nó nhiều việc. Thương trường mà, không bỏ được, nó chỉ bỏ thân già này thì được.”

“Dạ, cháu chỉ là làm nhân viên thôi cũng thấy nhiều khi bận tối mặt luôn bà ạ. Các bác và anh chị chắc là nhiều việc hơn cháu gấp trăm lần nên chắc chưa sắp xếp được thời gian thôi ạ. Cháu rảnh vào thăm dì Tư cháu cũng sẽ trò chuyện với bà cho bà đỡ buồn bà ạ.”

“Ừ, cháu gái tử tế quá. Rảnh đến thăm dì thì nói chuyện chơi với bà.”

Tối đó tôi chào bà và dì Tư ra về với mẹ. Qua lời kể của mẹ thì bà cụ ấy vốn là mẹ của một chủ tịch tập đoàn rất lớn, nhà giàu có truyền thống bao nhiêu đời. Giàu có vậy đấy nhưng khi nằm viện chỉ có quản gia đến đưa thức ăn hàng ngày còn mọi việc thuê hộ lý để chăm sóc bà. Vì vậy nên bà muốn nằm ở phòng hai người để đỡ buồn. Người già họ cần có người trò chuyện.

Mẹ tôi kết luận:

“Giàu có thì không phải lo mưu sinh, lo chuyện ăn mặc nhưng cũng có những nỗi khổ. Cứ thường thường như chúng ta mà lại sướиɠ.”

“Không phải mẹ không muốn con là người sống bình bình sao. Sao giờ mẹ đổi ý nhanh vậy?”

“Con còn thời gian để nỗ lực thì phải nỗ lực. Còn đến tuổi của mẹ hay như bà cụ đấy thì chỉ cần bình an, con cháu khoẻ mạnh, vui vẻ là hạnh phúc rồi.”

“….”

“Con cũng phải lo đến chuyện kết hôn đi. Tuổi này mà còn chưa chịu lập gia đình thì bao giờ mới sinh con? Nhắm mắt tí mà già như mẹ bây giờ.”

“Thì chẳng phải con vẫn đang cố gắng nghe lời mẹ mà. Mẹ giới thiệu ai con cũng đâu có chê.”

“Không chê nhưng con cũng không chịu bật đèn xanh cho người ta. Này, đừng nói với mẹ con còn chưa quên được thằng Nam đấy.”

“Đâu có đâu mẹ.”

Nghe mẹ nhắc đến cái tên này, tim tôi nhảy dựng lên một cái. Bảy năm rồi, tôi ngỡ rằng tôi đã không còn cảm xúc gì, tất cả đã trôi đi trong thinh lặng và tự nhiên, tự nhiên như mọi chuyện đến lúc nó xảy ra thì nó phải xảy ra. Tôi tiếp tục con đường của tôi. Anh đi con đường anh đã lựa chọn. Ngặt một nỗi hai con đường lại là hai hướng đi không bao giờ có điểm giao, nên bảy năm rồi chúng tôi chưa một lần gặp lại nhau. Tôi cũng tưởng là tôi đã vùi mối tình này xuống tận đáy của lòng mình luôn rồi. Giờ nghe mẹ tôi nhắc đến, chỉ là một lời nói thường tinh thoáng qua, không ngờ tim tôi lại phản ứng đến như vậy.

Có thể là, từ đó đến nay, chẳng ai nhắc đến anh mà thôi. Điều đó làm tôi tưởng tôi đã vùi quên.

Đêm đó, tôi trằn trọc khó ngủ vì một người đã lâu tưởng quên được rồi.

Vài ngày nữa trôi qua trong túi bụi công việc. Tinh thần làm việc trong công ty như được tăng lên 200% vì phải sắp đón tân Tổng giám đốc từ Tổng công ty về điều hành. Phòng ban nào cũng làm việc tử tế không dám sai sót. Ngoài việc phải đảm bảo tác phong công việc, cả công ty còn liên tục được các trưởng phòng ngày nào cũng bắc loa vào tai: “Tổng giám đốc là người rất giỏi, lại kỹ lưỡng, nhưng cũng rất đắc nhân tâm. Chúng ta phải kề vai sát cánh với anh ấy để đưa Thiên Long phát triển”. Bởi vậy mà nhân viên chúng tôi dù chẳng biết giám đốc mặt tròn mặt méo thế nào nhưng ngày nào cũng được “động viên” như vậy thì cũng khẩn trương cao độ.

Hôm đó, tôi tan ca thấy cũng chưa trễ lắm, bèn vào bệnh viện thăm dì Tư vì hôm trước dì có nhờ tôi mua một lọ thực phẩm chức năng tốt cho người tai biến. Tôi trò chuyện với dì một lúc thì lại qua giường bên cạnh hỏi thăm bà cụ nọ. Lúc ấy bà mới tỉnh dậy vì lúc tôi vào thì thấy bà đang ngủ. Bà thấy tôi thì cười rõ tươi:

“Cháu gái đến đấy à. Nãy đến giờ bà già này ngủ không biết cháu đến.”

“Không sao ạ, cháu cũng ngồi bên kia nói chuyện với dì Tư. Hôm nay bà khoẻ hơn không ạ?”

“Ta lúc nào cũng vậy thôi. Thân này sống được ngày nào hay ngày đấy.”

“Bà đừng nói vậy, cháu thấy bà tươi nhuận còn hơn nhiều người trẻ đấy ạ.”

“Cháu gái thật biết nói chuyện quá đi. Cháu tên gì nhỉ để ta dễ gọi.”

“Cháu tên Hà An. Bà gọi An là được ạ.”

“Cái tên nghe cũng hay nữa. Nghe cái tên thấy hết lo lắng liền.”

“Dạ, bà là người đầu tiên khen tên của cháu đấy. Đẹp thật hả bà.”

“Bà sống bằng này tuổi rồi, bà nhìn người không sai đâu. Cháu gái rất biết điều hiểu chuyện, chồng con sẽ được nhờ đấy. Cháu đã kết hôn chưa?”

“Dạ ngại quá, cháu vẫn độc thân bà ạ.”

“Ôi sao lại thế? Sao lại có cô gái lương thiện, tử tế thế này mà còn độc thân. Cháu bao nhiêu tuổi rồi?”

“Bà lại đυ.ng đến nỗi đau của cháu rồi. Cháu đã ba mươi rồi bà ạ.”

“Thật là, đàn ông xung quanh cháu mù mắt hết rồi hay sao?”

“Bà nói như thế làm cháu tự tin hơn rồi bà ạ. Cháu cứ nghĩ là đời cháu từ giờ chắc nhắm mắt đưa chân thôi, ai hỏi là chịu liền.”

“Bà già này không hiểu nổi các cô cậu trẻ tuổi. Sao không muốn kết hôn, đứa nào cũng lấy lý do sự nghiệp. Tụi con phải biết rằng tề gia được thì sự nghiệp mới vững chắc được. Haiza, không hiểu nổi.”

Bà cụ vừa thở ngắn thở dài vừa cầm tay tôi động viên chuyện kết hôn. Tôi thật không biết nói sao cho bà hiểu, rằng chỉ có bà mới thấy tôi có giá trị, chứ đàn ông bây giờ họ nhìn một người như tôi như nhìn một món hàng rỗng tuếch, đến cái vỏ cũng không có gì đáng giá.

Tôi còn đang nghe bà kể chuyện ngày xưa ông bà quen nhau thế nào, thì của phòng bỗng mở ra. Bà cụ đang kể chuyện cho tôi nghe thì nhìn lên. Bà nheo mắt lại, chậm chạp lên tiếng:

“Phải thằng Huy không? Bây về khi nào vậy?

“Bà nội, con vừa về, từ sân bay con đi thẳng về đây.”

“Lại đây xem nào. Thằng này bây đi mấy năm trời giờ mới chịu về thăm nôi..”

Tôi nhìn ra thì thấy một người đàn ông dong dỏng cao. Vì người ấy đứng ngay ở cửa ra vào, ngược sáng nên tôi không nhìn rõ khuôn mặt anh ta, chỉ thấy một thân ảnh cao cao, tây trang gọn gàng chỉn chu. Tôi đành xin phép bà cụ về lại chỗ dì Tư.

Tôi thấy anh ta và bà cụ nói chuyện rất thân tình. Tôi nghe loáng thoáng rằng anh ta đã đi nước ngoài rồi đi công tác lâu rồi chưa về nhà. Anh nắm bàn tay bà cụ vuốt ve, bà thì lâu lâu xoa đầu anh như một đưa trẻ. Anh cho bà uống nước, bón thức ăn cho bà thật cẩn thận. Nhìn hai bà cháu này không khó để thấy rằng đây là người cháu yêu quý của bà, và anh cũng tỏ ra rất quan tâm, yêu thương bà.

Tôi nhìn người này từ xa, vì anh vẫn ngồi ngược sáng nên tôi không thể nhìn rõ mặt, nhưng tôi có một cảm giác người này rất quen. Quen lắm, mà nhất thời tôi không thể nhớ ra tôi đã gặp người đàn ông này khi nào, ở đâu. Đang còn cố lục lọi trí nhớ thì anh ta bước qua chỗ tôi, cất tiếng hỏi:

“Xin lỗi, cô còn cái khăn ăn nào không? Cho tôi xin một cái cho bà.”

“Dạ,…còn...còn.”

Khi anh ta hỏi tôi thì cũng đưa mắt nhìn thẳng vào tôi. Mà lúc này tôi cũng có cơ hội nhìn rõ khuôn mặt anh ta. Tôi cảm nhận được anh ta có hơi nhíu mày lại khi nhìn thấy tôi. Đến khi đưa khăn ăn cho anh ta rồi, tôi vẫn không nhớ ra được là tôi đã gặp người này ở đâu? Nhưng vẫn có cảm giác rất quen.

Cho đến khi ngồi trên taxi trở về nhà, tôi mới lờ mờ nhớ lại. Lấy tay vỗ trán cái bốp, tôi thầm nói với mình:

“Thật không ngờ mình lại gặp được thần tượng của bao nhiêu cô gái. Hèn chi thấy quen.”