Chương 3: Tập đoàn Sunyan, đế chế tài phiệt của Hàn quốc

Tập đoàn Sunyan.

Doanh thu hàng năm gần 400 nghìn tỷ won và lợi nhuận kinh doanh đạt trên 30 nghìn tỷ won.

Tổng số vốn của các công ty con được niêm yết trên thị trường chứng khoán vượt quá dự toán quốc gia là 440 nghìn 700 tỷ won, tập đoàn Sunyang chiếm 27% trên thị trường chứng khoán.

Tập đoàn Sunyang tham gia đầu tư trong tất cả mọi lĩnh lực như viễn thông, công nghiệp nặng, hóa học, vận chuyển, thời trang, thực phẩm,...vv.

Thậm chí tại thời điểm hiện tại, tập đoàn Sunyan còn nắm bắt trong tay quyền kinh doanh của các cửa hàng tiện lợi, quán bánh gạo cay, cửa tiệm bán kimbap,...xuất hiện mối lo ngại rằng về lâu dài , nền kinh tế của Hàn quốc gắn liền với vận mệnh của tập đoàn Sunyan .

Một tập đoàn Sunyan hùng mạnh về tài chính như này nhưng có điểm xuất phát từ bàn tay của hai anh em trai con nhà nghèo, họ khởi nghiệp bằng việc học kỹ thuật chế tạo vàng bạc trang sức.

Vào đầu thập niên 1920, hai anh em Jin Soon Chul và Jin Yang Cheol sinh ra trong thời kỳ Nhật bản chiếm đóng Hàn quốc. Họ đã học kỹ thuật thủ công tại một tiệm vàng của người Nhật để nuôi sống gia đình.

Jin Soon Chul là một người rất khéo tay còn Jin Yang Cheol thì rất thông minh lanh lợi. Hai anh em họ là sự kết hợp hoàn hảo.

Người anh Jin Soon Chul đã lén lấy một lượng nhỏ bột vàng khi làm gia công các món đồ trang sức tinh xảo, và người em trai Jin Yang Cheol đã tìm được đường dây để có thể tiêu thụ số bột vàng đó.

Trong lúc họ đang định mua đất để làm nông nghiệp bằng số tiền tích lũy đó, thì đất nước được giải phóng.

Nếu như họ quyết định mua đất thì sẽ sống cả đời như một người nông dân bình thường, và có lẽ sẽ không tồn tại tập đoàn Sunyan ngày nay.

Cùng với tin giải phóng đất nước, người em Jin Yang Cheol nhanh chóng nắm bắt được thông tin về việc tịch thu Joksan nên đã từ bỏ giấc mơ làm nông dân.

Joksan có nghĩa là tài sản của người Nhật để lại ở nước Hàn sau khi giải phóng.Chính quyền quân sự Hoa kỳ và chính phủ Đại Hàn Dân Quốc đã hạ lệnh tịch thu tài sản của người Nhật, điển hình là các ngôi nhà tư nhân, đất đai...

Ngôi nhà mà người Nhật từng sống rất được ưa chuộng bởi nó là được xây dựng ở khu đất rộng lớn và cao cấp.Nơi mà Jin Yang Cheol tiếp nhận không phải là nhà để sinh sống mà là nhà kho.

Đó chính là kho thóc thời Joson.

Jin Yang Cheol tiếp nhận công biệc quản lý gạo chứ không phải làm nông trồng lúa.Khi Jin Yang Cheol tiếp nhận, nhà kho Joson đang bảo quản khoảng 1,5 triệu tấn gạo nhưng không có ghi chép chính xác về số lượng gạo tồn kho.

Khi Hàn quốc giải phóng, người Hàn đã đột kích nhà kho để lấy gạo, người Nhật đã đốt hết sổ sách tồn kho và vội vã bỏ trốn.

Cái mà Jin Yang Cheol nhắm đến chính là số gạo đó.

Trước khi chính phủ quản lý nhà kho này, hai anh em họ đã nhanh chóng bán số gạo trên và thu được một khoản tiền lớn.

Bằng số tiền đó, họ đã mua lại bất động sản và tích lũy nguồn vốn đó trở thành căn cơ của tập đoàn Sunyan .

Sau đó, Jin Yang Cheol một người có đầu óc nhạy bén đã vay tiền viện trợ của chính phủ Mỹ với lãi suất thấp và độc chiếm phân phối kinh doanh đường kính – một mặt hàng cứu trợ của Mỹ.

Người anh thì bắt đầu tích lũy tay nghề , kỹ thuật dựa trên việc thu mua các máy móc thiết bị bị hỏng nhằm xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp nặng.

Với sự kết hợp tuyệt vời của 2 anh em họ, tập đoàn Sunyan đã phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, sự thực là một núi không thể chứa hai con hổ.

Cuộc đấu trí tranh giành tài sản giữa thương nhân và kỹ thuật viên, chẳng khác gì thi đấu đã biết trước kết quả.

Jin Yang Cheol , người phụ trách tất cả mảng tài chính –kế toán của tập đoàn Sunyan đã thao túng ngụy tạo sổ sách kế toán của công ty do anh trai Jin Soon Chul điều hành, và kết quả là Jin Soon Chul đã bị tống vào tù với tội danh trốn thuế, làm giả sổ sách báo cáo.

Sau đó, người em Jin Yang-cheol nhậm chức chủ tịch tập đoàn Sunyan và chấm dứt vụ tranh giành tài sản của người anh trai.

Jin Soon Chul không thể giải oan và đã qua đời ở trong tù, thậm chí những người con của Jin Soon Chul cũng bị lãng quên.